Wed. Apr 24th, 2024
sức nóng của câu chuyện visa và hậu visa

Có thể thấy, chính sách thị thực visa thông thoáng ở Việt Nam hiện nay: bỏ bớt visa, áp dụng mở rộng hệ thống miễn thị thực visa nhập cảnh Việt Nam trong thời hạn 30 ngày cho các du khách đến từ các nước ASEAN ( riêng  Brunei sẽ được miễn visa trong thời hạn 14 ngày) và du khách đến từ các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga ( thời hạn 15 ngày ). Chính sách này không chỉ góp phần khá tích cực vào sự phát triển du lịch Việt Nam và là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội của nước nhà.

sức nóng của câu chuyện visa và hậu visa

Đây cũng là một giải pháp chiến lược của những quốc gia đang phát triển hướng đến. Tuy nhiên, những câu chuyện về visa và hậu visa vẫn luôn là đề tài không ngừng nghỉ ngơi trong thời kì hiện nay.

Việt Nam bỏ mất nhiều cơ hội  vì chính sách visa ngặt nghèo, mặc dù đã thoáng hơn trước nhưng vướng ở chỗ thủ tục chưa thuận lợi làm khách du lịch khó chịu.

Nhiều du khách nước ngoài lại tỏ ra khó chịu với những thủ tục visa làm mất nhiều thời gian của họ. Có ý kiến cho rằng : Tại sao nước mình vẫn thu phí visa trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều bỏ visa cho họ? Mấy chục USD phí visa không là vấn đề gì so với việc du khách nước ngoài có thể sẵn sàng tiêu đến hàng chục ngàn USD cho một kỳ nghỉ ở Việt Nam.

Vấn đề là ở chỗ không phải là ở tiền lệ phí xin visa Việt Nam mà là ở những thủ tục visa làm phiền họ, làm họ mất nhiều thời gian.

Tại sao chúng ta không nghĩ rằng, với những người nước ngoài, họ không chỉ có mỗi một lựa chọn duy nhất rằng Việt Nam là điểm đến du lịch duy nhất của họ, là thu hút nhất mà họ muôn đến? Trên thế giới có vô vàn điểm đến thú vị khác, và thay vì đến Việt Nam du lịch , họ vẫn còn rất rất nhiều sự lựa chọn khác hấp dẫn hơn nữa cơ mà? Đặc biệt họ cho rằng khi du lịch đến những nước khác, họ sẽ chỉ việc thu xếp thời gian và xách ba lô lên để đi thôi, chứ không phải mất thời gian cho việc làm visa du lịch khi đến Việt Nam. Chính vì điều đó mà chúng ta đã bỏ lỡ đi mất nhiều cơ hội chào đón một số lượng lớn khác du lịch nước ngoài đến nước mình, đặc biệt là khách du lịch trong khu vực Đông Nam Á.

Được biết, Việt Nam đã ký kết với các nước ASEAN về sản phẩm du lịch 3 quốc gia một điểm đến, 4 quốc gia một điểm đến với Thái Lan, Lào, Campuchia. tuy nhiên những sản phẩm du lịch liên vùng, liên quốc gia này vẫn chưa triển khai được vì vướng ở khâu visa, trong khi Lào, Campuchia thì lại triển khai rất tốt về việc xin visa điện tử hoặc visa tại cửa khẩu cho khách hàng nên thủ tục rất nhanh gọn, không mất thời gian và thuận tiện hơn cho du khách.

Câu chuyện về những sản phẩm du lịch Việt

Bàn về những sản phẩm và dich vụ du lịch Việt nam, thì cho đến nay chúng vẫn còn quá đơn điệu và không gây được sức hấp dẫn. Nói thật chứ…du khách nước ngoài mà đến du lịch ở Việt Nam thì chỉ cần mua tour 15 ngày, 14 đêm hoặc 10 ngày 9 đêm là… đã không còn gì có thể khám phá thêm nữa mất!

Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết: sơ đồ bố trí sản phẩm du lịch Việt có hình que kéo từ Bắc – Nam và ngược lại, chứ không phải là hình xương cá. Thường thì khách du lịch khi đến tham quan ở việt Nam sẽ đi theo 1 lộ trinh lặp đi lặp lại là: xuống sân bay –  về khách sạn – đi tham quan – về khách sạn.  Lộ trình đó sẽ kết thúc cho tới khi du khách đã đi tham quan hết các điểm đến nổi tiếng, và họ sẽ ra sân bay để bay về nước họ. một thực trạng buồn cười đó là những du khách từ châu Âu đến Hà Nội, buổi tối, ngoài đi đến Nhà hát Múa rối nước Thăng Long thì chả còn chỗ nào để giải trí cả các bạn ạ, mới thấy đất nước chúng ta còn đơn điệu quá đi à.

Riêng chỉ có một số điểm đến du khách khá thích thú đó là tham quan các làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Ở đây du khách không chỉ được tham quan các làng nghề truyền thống của dân tộc ta, mà còn được tự tay mình làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo sự hướng dẫn của những người dân làng nghề đó để mang về làm quà lưu niệm, đồng thời cũng là cơ hội hay cho du khách có thể tìm hiểu nghệ thuật thủ công truyền thống của Việt Nam như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, nón Phú Cam, … vv Những thú vui đó vừa mới lạ lại mang đậm chất dân tộc ta mà không bị lu mờ, bị lẫn với những món đồ ở các điểm du lịch khác nên điều đó thu hút du khách cũng là điều dễ thấy. Nhưng một hạn chế đó là  quy mô của những dịch vụ này vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính gia đình và chưa được chuyên nghiệp cho lắm.

Câu chuyện về những món đồlưu niệm du lịch Việt

“Anh đi du lịch nhớ mua quà về cho em nhé”…bạn thấy quen quen lắm phải không, chúng ta đang bàn đến một câu chuyện đã cũ và  tưởng chừng như không quan trọng lắm nhưng lại cực kỳ quan trọng trong ngành du lịch nước nhà, xét về thực tại thì đây còn lại là một vấn đề mang tính thời sự còn “nóng bỏng” hơn chúng ta nghĩ.

Thường thì khi đi du lịch ở đâu đó, chúng ta thường rất thích thú ngắm nghía những món đồ lưu niệm được bày bán tại các điểm du lịch chũng ta đến, và mua chúng về làm qùa tặng cho người thân, bạn bè khi chúng ta về.

Khi khách nước ngoài đến Việt Nam đi du lịch cũng vậy, họ sẽ mua những món đồ lưu niệm nhỏ bé và lạ lẫm ấy của nước bạn về làm quà…Nhưng xem ra có vẻ giờ họ không mấy thích thú với những món đồ lưu niệm này nữa rồi đó các bạn ạ! Vì sao vậy? Những món đồ lưu niệm na ná nhau được bày bán khắp các điểm du lịch trên toàn Việt Nam, kể đến nào là váy thổ cẩm, vòng hạt  đeo tay, nón lá, móc chìa khóa,  tranh sơn mài, khảm trai, điêu khắc gỗ, … vv Có lẽ sự na ná đó dẫn đến nhàm chán và không mấy hấp dẫn, không tò mò, mới lạ gì…đó cũng chính là điều khó níu chân du khách khi đến với những điểm đến ở Việt Nam. Du lịch là khám phá những điều mới lạ, độc đáo mà…chứ cái gì cũng na ná như thế thì đúng là cũng chẳng có gì hấp dẫn thật!

Suy cho cùng, chính sách miễn visa Việt Nam cho một số quốc gia cũng chỉ là để mở cửa mời gọi du khách đến với nước mình, đó là một chính sách thu hút khách du lịch rất có hiệu quả. Tuy nhiên việc níu chân khách du lịch mới chính là điều đáng quan tâm nhất, vì miễn visa chỉ là để du khách nước ngoài dễ dàng vào Việt Nam du lịch hơn chứ không phải là tất cả. tất cả ở đây là gì, tất cả đó là chất lượng du lịch, sự thỏa mãn nhu cầu du lịch của du khách, giá trị tinh thần, chinh phục cảm quan và phải kể đến nữa là những sản phẩm du lịch mang lại cho họ có thực sự thu hút và độc đáo, mới lạ không nữa. Có như vậy, chũng ta mới có thể chiều lòng được du khách và “quyến rũ” được du khách, đồng thời níu chân du khách ở lại với Việt Nam, và về…rôi lại thích thú khi được quay lại Việt Nam, đó mới gọi là giá trị đích thực của du lịch Việt….và có như vậy thì du lịch việt mới phát triển bền vững, lâu dài trong tương lai được!

Thực sự mà nói, nếu du lịch Việt Nam thực sự thu hút, hấp dẫn và mang lại nhiều giá trị cho du khách  nước ngoài thì visa đã không phải là rào cản lớn nhất rồi, vì nếu được như vậy thì không có lí do gì mà du khách không đến Việt Nam, dù cho có bỏ ra nhiều tiền mà được trải nghiệm nhứng chuyến đi bổ ích ở đây họ cũng sẽ đầu tư thôi!

Nguồn tổng hợp

Xem thêm >> Miễn thị thực 5 năm

By admin