Fri. Mar 29th, 2024
sự khác biệt về hồ sơ giấy phép lao động cũ và mới

Thủ tục giấy phép lao động đã được thay đổi và áp dụng trong mấy tháng vừa qua. Trong đó, có nhiều điều chỉnh thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động nước ngoài trong thủ tục giấy tờ, và thời gian? Về thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cũng có sự thay đổi khác biệt, song điều này vẫn gây nhiều khó khăn cho khách hàng. Vậy những thay đổi đó là gì? Quý khách theo dõi tiếp bài viết dưới đây để nắm rõ nhé!
sự khác biệt về hồ sơ giấy phép lao động cũ và mới

Sụ khác biệt giữa hồ sơ thủ tục xin giấy phép lao động (GPLĐ) mới ( Nghị định 102/2013/NĐ-CP )  và cũ ( Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ) như sau:

Trong hồ sơ xin cấp giấy phép lao động mới, có nhiều điểm khác biệt, trước hết phải bàn đến:

*Lý lịch tư pháp:

Trong hồ sơ cũ,  yêu cầu:

+ Lý lịch tư pháp tại nước ngoài  (Người nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam )

+ Lý lịch tư pháp tại Việt Nam và nước ngoài (Người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam )

Hồ sơ mới cũng yêu cầu tương tự hồ sơ cũ chỉ khác ở chỗ:

+ Lý lịch tư pháp tại Việt Nam hoặc nước ngoài (Người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam )

Điểm khác nhau thứ 2 phải bàn đến đó là văn bản chấp thuận nhu cầu:

Trong hồ sơ cũ yêu cầu, văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài là bản sao
Còn trong hồ sơ mới lại không yêu cầu văn bản chấp thuận nhu cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện theo quy định.

*Ảnh:

Yêu cầu về ảnh giữa hồ sơ cũ và mới không có gì thay đổi vẫn là:

+ 2 ảnh màu 4 x 6cm (ảnh chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, đầu để trần, không đeo kính, nền trắng)

+ Ảnh mới chụp cách đây 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

*Hộ chiếu:

Hồ sơ cũ chỉ yêu cầu  hộ chiếu bản sao, còn hồ sơ mới yêu cầu hộ chiếu bản sao nhưng phải có chứng thực.

*Giấy khám sức khỏe

Hồ sơ cũ yêu cầu bạn phải có giấy khám sức khỏe hạn 6 tháng, còn hồ sơ mới yêu cầu giấy khám sức khỏe của bạn phải còn hạn trên 12 tháng.

*Thời gian xử lý hồ sơ:

Thời gian xử lý hồ sơ cũ thường là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Còn thời gian xử lý hồ sơ mới thường là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

*CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Giấy phép lao động đã được cấp:

Trong hồ sơ cũ ( Theo nghị định 102 ) không quy định các trường hợp đã có GPLĐ còn hiệu lực hay hết hiệu lực được tiếp tục sử dụng GPLĐ đó để cấp GPLĐ nhưng thay đổi vị trí công việc.

Còn hồ sơ mới quy định các trường hợp:
+ Đã được cấp GPLĐ, còn hiệu lực nhưng làm việc cho người sử dụng lao động khác và cùng vị trí công việc.

+Đã được cấp GPLĐ, còn hiệu lực nhưng làm khác công việc ghi trong giấy phép lao động nhưng không thay đổi người sử dụng lao động.

+ Đã được cấp GPLĐ nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ Luật Lao động và có nhu cầu tiếp tục công việc đã ghi trong gGPLĐ.

_Cấp lại giay phep lao dong :

Thời gian cấp lại GPLĐ còn thời hạn theo hồ sơ cũ  thường là ít nhất 5 ngày nhưng không quá 15 ngày.
còn với hồ sơ mới thì là  5 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Tuy nhiên, dù là hồ sơ mới hay trong hồ sơ cũ, khi cấp lạo giấy phép lao động cũng yêu cầu phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu theo quy định chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật theo Nghị định 11.

_Cấp lại giấy phép lao động bị mất:

Theo hồ sơ cũ yêu cầu khi xin cấp lại GPLĐ bị mất thì người lao động nước ngoài phải có văn bản giải trình và được người sử dụng lao động xác nhận còn theo hồ sơ mới yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã.

Những đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

Theo hồ sơ cũ, những đối tượng không thuộc diện được cấp GPLĐ gồm:
+ Người có trình độ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày;

+ Cơ sơ giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng phải có văn bản xác nhận về việc người lao động nước ngoài thực hiện công việc tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Theo hồ sơ mới, những đối tượng không thuộc diện được cấp GPLĐ gồm:

+ Những người nước ngoài vào Việt Nam làm việc về các vị trí như: chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 1 năm.

Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ không quá 2 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 11.

Lưu ý, tất cả những thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết về thủ tục hồ sơ cấp giấy phép lao động, quý khách vui lòng liên hệ với Vietnam Tours để được tư vấn chính xác nhất.

Hotline: 0967 25 5858 ( tư vấn miễn phí 24/7)

Hẹn gặp lại quý khách!

By admin