Thu. Mar 28th, 2024
kinh nghiệm xin visa đi ấn độ

Nhiều người chưa hình dung được xin visa Ấn Độ ở Đại Sứ Quán tại Hà Nội sẽ phải làm những việc gì? Trinh tự các bước như thế nào? Làm sao để có thể đậu được visa? Có người lại nghĩ, chắc chỉ cần đến ĐSQ rồi gặp cán bộ nào đó bảo: “Cho em xin cái visa Ấn Độ để đi du lịch, công tác” là họ cho liền. Này, không hề không hề nhé, chắc chắn là bạn không nắm được gì xin visa rồi, nên biết:

kinh nghiệm xin visa đi ấn độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội nằm ở đâu?

Địa chỉ: Số 58-60 Trần Hưng Đạo – Hà Nội, Việt Nam ( nhớ nhé).

Trước khi xin visa:

Trước khi xin visa quý vị nên chuẩn bị kỹ các giấy tờ theo yêu cầu của đại sứ quán hoặc bộ phận làm dịch vụ visa của Vietnam Tours. Mình khuyên các bạn nên chọn dịch vụ Vietnam Tours để xin visa vì thủ tục sẽ đơn giản, và gọn nhẹ hơn rất nhiều, chỉ cần nhấc máy và gọi điện đến số hotline: 0967 25 5858 việc còn lại đã có chúng tôi lo hết cho bạn rồi. Còn nếu bạn tự đi xin visa thì sẽ rất mất thời gian và sai sót là chuyện bình thường, đôi khi nếu bạn trả lời không khớp hoặc sai với thực tế thì bạn sẽ bị trượt visa hoặc ĐSQ không cấp visa cho bạn đâu nhé. Vậy nên để chuẩn bị cho việc tự xin visa ở ĐẠi Sứ Quán, bạn có thể vào đây để xem chi tiết giấy tờ chuẩn bị cho hồ sơ xin visa Ấn Độ đầy đủ, click >> để xem.

Với những ai ở tỉnh xa không thể về Hà Nội để xin visa hoặc ai lười lên ĐSQ để nộp hồ sơ và đi Ấn độ không quá 1 tháng thì có thể áp dụng làm hồ sơ và nộp hồ sơ trên mạng ( nhưng loại visa này không được phép gia hạn).

Làm sao để điền hồ sơ online visa đi Ấn Độ ?
Để có thể điền được hồ sơ xin visa, bạn truy cập vào trang web của ĐSQ Ấn độ tại Hà Nội điền vào hồ sơ online nhé, và trong khi điền hồ sơ thì nhớ để hộ chiếu bên cạnh nha mọi người!

Trong phần điền hồ, sơ sẽ có nhiều mục chúng ta tự biết điền như: thông tin về các nhân, bố mẹ, địa chỉ, ngày sinh, năm sinh….( cái này các bạn hiểu nôm na là những điều cơ bản chúng ta đều nắm được, theo mình bạn nên mở sẵn cái google dịch ra nếu bạn ko hiểu tiếng anh để dịch những mục này và nhớ điền đầy đủ nhé ). Ngoài ra, trong đó lại có nhiều mục chúng ta phân vân không biết điền sao cho đúng, cho chuẩn, sau đây là những mục khi điền hồ sơ mà nhiều người không biết, hãy chú ý để điền cho chuẩn theo hướng dẫn sau nè:

Quốc gia mà mình nộp hồ sơ (nếu nộp từ Việt Nam thì chọn “Vietnam”)

Indian Mission (nếu nộp đơn ở Hà Nội thì chọn Vietnam – Ha Noi)

Phần họ tên thì bạn lưu ý phải điền như sau: Họ (điền cả họ lẫn chữ lót); tên (chỉ điền 1 từ cuối thôi nhé).

Tôn giáo (Religion) (bắt buộc phải có, cho nên có thể chọn đại Buddism – nghĩa là Phật giáo)

“Did you acquire national by birth or by naturalization? (Quốc tịch bạn là sinh ra đã vậy hay là do nhập quốc tịch)  Chọn “By birth”

“Another valid passport?” ( Ngoài hộ chiếu này còn hộ chiếu nào khác không?)  Mục này nếu bạn có quốc tịch thứ 2 thì điện vào, không có thì chọn ai có hai quốc tịch và hai hộ chiếu “No” nhé.

Các nơi dự kiến sẽ đến ở Ấn độ (Places of Visit): dự kiến thôi chứ không buộc phải đi theo đúng y chang như vậy. Cho nên bạn cứ ghi ra những nơi muốn đi, có lịch trình thì ghi những nơi được đề cập đến trong lịch trình.

Số lần ra vào: Nếu dự định đi nước A rồi quay trở lại Ấn độ thì chọn 2 lần (Double Entry). Để được cấp visa có 2 lần ra vào này thì khi xin visa bạn phải kèm theo lịch trình. Trong lịch trình bắt buộc phải có ngày mình dự kiến sang nước A, rồi ngày dự kiến mình sẽ quay lại Ấn độ. Nếu không có lịch trình kèm theo này thì mình chỉ được cấp visa 1 lần ra vào thôi. Về lịch trình , bạn chỉ cần gõ gõ vài từ trên Word rồi in ra nộp kèm hồ sơ xin visa thôi, đơn giản lắm.

Ngày dự kiến đi (Expected Date of Journey): Do xin visa Ấn Độ  chỉ cần 4-5 ngày làm việc là có, và có hiệu lực từ ngày cấp chứ không phải từ ngày nhập cảnh vào Ấn độ. Cho nên khi nào gần đi thì hãy xin, nếu xin trước thì hết hạn sớm. Còn nếu không, khi đi xin sớm quá thì hãy nói với họ rằng nên cho mình visa gần sát ngày đi một tí.

Cảng nhập cảnh (Port Arrival in India): Điền tên sân bay mình đáp xuống ở Ấn độ.

Cảng dự kiến xuất cảnh (Expected Port of Exit from India): Mình ra khỏi Ấn độ từ sân bay nào. Nếu vẫn là sân bay Kolkata thì mình chọn là Kolkata.

Mục: Đã viếng thăm Ấn độ lần nào chưa?, Những quốc gia thuộc khối SAARC đã từng viếng.
( Bạn lưu ý 2 mục này phải ghi y chang như trong hộ chiếu. Nếu không ĐSQ sẽ bắt mình làm và nộp lại đó. )

Người bảo trợ

Tên người bảo trợ ở Ấn độ (Điền tên khách sạn hay nơi mình dự định ở tại Ấn độ. Nếu không có thì lên google tìm tên khách sạn nào đó rồi điền vào. Họ không có bắt buộc phải nộp cái đăng kí phòng đâu nhé.)
Tên người bảo trợ tại Việt Nam ( điền tên 1 người nào đó để trong trường hợp khẩn cấp hay có gì không may xảy ra với mình trong thời gian ở tại Ấn độ thì họ có thể liên lạc với người này )

Sau khi bạn đã điền xong hồ sơ, khi bấm nút “đã xong” thì sẽ hiện lại 1 bản thông tin để bạn kiểm tra thêm lần nữa. Nếu bạn thấy cần chỉnh sửa ở đâu thì bấm vào edit. Nếu thấy đã hoàn hảo thì mình chọn “xong” , rồi in ra luôn hoặc lưu vào máy để sau đó in ra.

Sau khi nộp hồ sơ qua mạng như ở trên thì mọi người cần in hồ sơ này ra (gồm có 2 tờ). Dán 1 ảnh vào ô trống và 1 ảnh đính thêm vào hồ sơ, xong kí tên ở cuooits trang 1 và 2 luôn nha.
Ở trên là hướng dẫn chi tiết về nộp hồ sơ online, còn nếu bạn đến trực tiếp đến ĐSQ đê nộp hồ sơ, thì sau khi hoàn thiện bộ hồ sơ xin visa quý vị nộp hồ sơ tại đại sứ quán theo lịch hẹn hoặc đến tận nơi để nộp, quý vị nên đến sớm hơn thời gian quy định để xếp hàng vì thông thường một số đại sứ quán rất đông .

Thời gian nộp đơn xin visa : 9h -11h30 sáng từ thứ 2 đến thứ 6.

Sau khi nộp hồ sơ: nếu bạn được chấp nhận thì bạn sẽ có giấy hẹn lấy visa .

Nếu thiếu giấy tờ thủ tục thì bạn sẽ phải bổ sung thêm giấy tờ theo yêu cầu.

Nếu không bổ sung hoặc thiếu giấy tờ thủ tục, hoặc hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quý vị sẽ bị từ chối cấp visa
Sau khi có visa:

Bạn sẽ tiến hành book vé máy bay theo ngày đi, ngày về, book khách sạn, mua bảo hiểm, và khởi hành.
Lưu ý : nếu bạn hết thời hạn lưu trú được quy định thì bạn phải xuất cảnh ra khỏi quốc gia đó hoặc xin gia hạn visa . Nếu không xuất cảnh, bạn sẽ vi phạm luật pháp của quốc gia đó.

Trên đây là một số kinh nghiệm khi bạn xin visa Ấn Độ, dù xin online hay trực tiếp thì những kinh nghiệm trên, mặc dù có thể chưa đầy đủ lắm nhưng cũng giúp cho bạn được nhiều trong quá trình xin visa.

Cách tốt nhất bạn hãy chọn dịch vụ Vietnam Tours để làm thay những việc đó giúp bạn. Vừa uy tín, an toàn, nhanh gọn mà giá lại rẻ.

Đừng quá lo lắng khi xin visa Ấn Độ, đã có Vietnam Tours rồi, bạn yên tâm nhé!

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Hotlinr: 0967 25 5858

ĐỪng quên dành 1 LIKE và Share cho bài viết nếu thấy hữu ích!

By admin