Đi máy bay cần giấy tờ gì là nỗi lo lắng của nhiều người khi lần đầu di chuyển bằng phương tiện này. Hãy cùng Songinh Tours khám phá danh sách cũng như quy định mới về giấy tờ khi đi máy bay trong bài viết sau nhé!
1. Điều kiện vé của hãng hàng không VietJet Air
Hạng vé Skyboss
– Thay đổi hành trình: Miễn phí, thu chênh lệch giá vé.
– Thay đổi ngày giờ bay: Miễn phí, thu chênh lệch giá vé
– Thay đổi tên hành khách
+ Đổi tên cho cả hành trình.
+ Thu phí thay đổi 374.000 đồng/ khách/ chặng và chênh lệch giá vé (nếu có). Đối với hành trình khứ hồi phải đổi cả 2 chặng.
– Bảo lưu vé: Được phép bảo lưu giá trị trong vòng 180 ngày làm việc
– Hoàn vé: Không áp dụng.
– Nâng hạng: Thu phí nâng hạng, thu chênh lệch giá vé.
– Hành lý xách tay: 10kg/ khách/ chặng miễn cước.
– Hành lý ký gửi: 30kg/ khách/ chặng miễn cước.
– Mua chỗ ngồi: Thu phí.
– Suất ăn: Trả phí suất ăn.
– Điều kiện thời gian đổi vé: 3h trước giờ khởi hành.
– Phí trễ chuyến: 440.000 đồng/ khách (em bé được miễn phí).
Hạng vé Eco
– Thay đổi hành trình: Thu phí thay đổi 374.000 đồng, thu chênh lệch giá vé
– Thay đổi ngày giờ bay: Thu phí thay đổi 374.000 đồng, thu chênh lệch giá vé
– Đổi tên (áp dụng cả hành trình): Thu phí thay đổi 374.000 đồng/ khách/ chặng và chênh lệch giá vé (nếu có). Đối với hành trình khứ hồi phải đổi cả 2 chặng.
– Bảo lưu vé: Không được phép.
– Hoàn vé: Không áp dụng.
– Nâng hạng: Thu phí nâng hạng, thu chênh lệch giá vé.
– Hành lý xách tay: 07kg/ khách/ chặng miễn cước.
– Hành lý ký gửi: Mua thêm, mất phí theo biểu phí.
– Mua chỗ ngồi: Thu phí.
– Suất ăn: Trả phí suất ăn.
– Điều kiện thời gian đổi vé: 3h trước giờ khởi hành.
– Phí trễ chuyến: 440.000 đồng/ khách (em bé được miễn phí).
Hạng vé Promo
– Thay đổi hành trình: Thu phí thay đổi 374.000 đồng, thu chênh lệch giá vé
– Thay đổi ngày giờ bay: Thu phí thay đổi 374.000 đồng, thu chênh lệch giá vé
– Đổi tên: Không áp dụng.
– Bảo lưu vé: Không được phép.
– Hoàn vé: Không áp dụng.
– Nâng hạng: Không áp dụng.
– Hành lý xách tay: 07kg/ khách/ chặng miễn cước.
– Hành lý ký gửi: Mua thêm, mất phí theo biểu phí.
– Mua chỗ ngồi: Thu phí.
– Suất ăn: Trả phí suất ăn.
– Điều kiện thời gian đổi vé: 3h trước giờ khởi hành.
– Phí trễ chuyến: 440.000 đồng/ khách (em bé được miễn phí).
2. Quy định và điều kiện hành lý của VietJet Air
Đối với hành lý xách tay
Mỗi hành khách (ngoại trừ em bé dưới 2 tuổi) được phép mang 01 kiện hành lý xách tay chính và 01 kiện hành lý xách tay nhỏ với tổng trọng lượng tối đa không vượt quá 07kg.
– 01 kiện hành lý xách tay chính có kích thước tối đa 56cm x 36cm x 23cm.
– 01 túi cá nhân nhỏ có thể là một trong các lựa chọn sau:
+ 01 túi xách phụ nữ hoặc sách, tạp chí, máy ảnh, túi đựng thức ăn cho em bé, túi mua hàng tại sân bay… có kích thước không quá 30cm x 20cm x 10cm
+ 01 túi đựng áo khoác có kích thước tối đa khi mở ra không quá 114cm x 60cm x 11cm.
+ 01 túi đựng máy tính xách tay có kích thước tối đa 40cm x 30cm x 10cm.
Hành lý xách tay phải được dán nhãn hành lý xách tay của VietJet Air tại quầy check-in. Tất cả hành lý xách tay không được dán nhãn hành lý xách tay sẽ bị hãng từ chối mang lên tàu bay.
Đối với hành lý ký gửi
– Trọng lượng hành lý ký gửi tiêu chuẩn không vượt quá 32kg/ kiện.
– Kích thước hành lý ký gửi không quá 119cm x 119cm x 81cm.
VietJet Air có các gói hành lý: 15kg, 20kg, 25kg, 30kg, 35kg, 40kg tương ứng với mức giá:
– Tại thời điểm đặt chỗ: 15kg – 171.000 đồng, 20kg – 193.000 đồng, 25kg – 259.000 đồng, 30kg – 369.000 đồng, 35kg – 424.000 đồng, 40kg – 479.000 đồng.
– Tại quầy làm thủ tục: 15kg – 330.000 đồng, các gói còn lại – Hành lý vượt quá 15kg sẽ phải mua 44.000 đồng/ kg vượt quá.
– Tại cửa soát vé lên tàu: 15kg – 550.000 đồng, các gói còn lại – Hành lý vượt quá 15kg sẽ phải mua 44.000 đồng/ kg vượt quá.
VietJet Air có quyền từ chối vận chuyển hành lý hoặc vật phẩm trong hành lý như sau:
– Các vật phẩm không được đóng gói đúng quy cách, không đủ điều kiện vận chuyển an toàn với sự chăm sóc và xử lý thông thường.
– Các vật phẩm có thể gây nguy hại cho tàu bay hoặc người hoặc tài sản trên tàu bay, như các loại vật phẩm quy định trong các quy định về Hàng hóa Nguy hiểm của tổ chức hàng không thế giới (ICAO) và Hiệp hội vận tải hàng không thế giới (IATA) và trong Điều lệ vận chuyển và Các điều khoản hợp đồng của hãng.
– Các vật phẩm bị cấm theo quy định của luật áp dụng, quy định hoặc lệnh của bất kỳ bang hay quốc gia nào nơi bay đến, bay đi và bay qua.
– Các vật phẩm theo nhận định của hãng là không thích hợp cho việc vận chuyển do trọng lượng, hình dáng, kích thước hoặc tính chất của chúng.
– Các vật phẩm dễ vỡ hoặc dễ hỏng;
– Động vật sống hoặc chết.
– Hài cốt hoặc động vật.
– Hải sản tươi sống hoặc đông lạnh hoặc các loại thịt, với điều kiện các vật phẩm này có thể vận chuyển dưới dạng hành lý xách tay nếu hãng chấp thuận rằng chúng đã được đóng gói đúng quy cách. Chỉ những thùng xốp và/hoặc thùng giữ lạnh chứa đựng thực phẩm khô/không bị hư hỏng có thể được phép làm thủ tục sau khi các cơ quan chức năng đã kiểm tra nội dung bên trong. Nếu hành khách từ chối việc kiểm tra, thì hãng có quyền từ chối vận chuyển Hành lý.
– Súng và đạn dược.
– Chất nổ, khí gas dễ cháy hoặc không cháy (như bình xịt phun sơn, khí butan, gas nạp hộp quẹt), khí làm lạnh (như bình dưỡng khí dưới nước, nitơ lỏng), chất lỏng dễ cháy (như sơn, chất pha loãng, dung môi); chất rắn dễ cháy (như diêm, bật lửa); hợp chất oxy hữu cơ (như nhựa cây); chất độc, chất lây nhiễm (như virut, vi khuẩn); chất phóng xạ (như Ra-đi); chất ăn mòn (như axit, kiềm, thủy ngân, nhiệt kế), chất có từ tính, vật liệu oxy hóa (như chất tẩy trắng).
– Vũ khí như súng, kiếm, dao cổ và các vật phẩm tương tự, với điều kiện các vật phẩm đó có thể được phép vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi hoàn toàn theo quyết định của hãng vì những lý do rất đặc biệt. Những thứ này không được phép mang lên máy bay vì bất kỳ lý do gì.
– Hàng hóa có giá trị và dễ vỡ: Hành khách được khuyến cáo không ký gửi các vật phẩm này trong hành lý. Nếu các vật phẩm này được làm thủ tục Hành lý ký gửi, khách hàng đồng ý chịu mọi rủi ro vận chuyển. Các vật phẩm này bao gồm tiền, nữ trang, kim loại quý hiếm, đồ dùng bằng bạc, đồ điện tử, máy vi tính, máy ảnh, máy quay phim, giấy tờ có thể chuyển nhượng, chứng khoán, các giấy tờ có giá trị khác, hộ chiếu và giấy tờ tùy thân.
1. Các loại giấy tờ đi máy bay nội địa
Chặng bay nội địa là những chặng bay từ tỉnh thành này đến tỉnh thành khác trong địa phận Việt Nam. Đối với những chặng bay này, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
1.1. Đối với hành khách từ 14 tuổi trở lên
Khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa, bạn cần mang theo một số giấy tờ sau:
- Vé máy bay (vé giấy hoặc vé điện tử).
- Chứng minh thư/ Căn cước công dân (Có thể thay thế bằng bằng lái xe, hộ chiếu, giấy xác nhận nhân thân,… hoặc một số thẻ đặc thù như thẻ đại biểu quốc hội, thẻ đảng viên, thẻ nhà báo,…)
Đối với các chặng bay nội địa đơn giản, bạn chỉ cần mang theo CMND/ CCCD và vé máy bay
1.2.Trẻ em dưới 14 tuổi
Khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa, hành khách là trẻ em dưới 14 tuổi cần phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
- Vé máy bay.
- Hộ chiếu.
- Giấy khai sinh, bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
- Giấy chứng sinh: Đối với trường hợp dưới 1 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh.
- Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng.
Lưu ý:
Đối với hành khách từ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi không có hộ chiếu, hoặc hành khách dưới 12 tuổi phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
- Đi cùng với người đại diện theo pháp luật.
- Đi cùng với hành khách là người làm thủ tục đi tàu bay và đi cùng suốt hành trình, được đăng ký với hãng hàng không khi mua vé.
- Có cam kết của đại diện hãng hàng không vận chuyển ban đầu trong việc chăm sóc hành khách đến điểm cuối của hành trình.
2. Đi máy bay cần giấy tờ gì đối với chặng quốc tế?
Chặng bay quốc tế là chặng bay từ đất nước này đến đất nước khác, như từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại. Đối với chặng bay này, bạn sẽ cần mang theo:
- Vé máy bay (vé giấy hoặc vé điện tử).
- Tiền mặt để đóng thuế sân bay: Sẽ có một số sân bay thu thêm lệ phí và tiền lệ phí này sẽ được tính bằng đơn vị tiền nước sở tại. Do vậy bạn nên chuẩn bị sẵn tiền để tránh phải quy đổi tiền tại sân bay.
- Hộ chiếu: Hộ chiếu thường được cấp thời hạn 5 năm cho trẻ em và 10 năm với người lớn. Hộ chiếu có tác dụng như chứng minh nhân dân quốc tế.
- Visa (thị thực nhập cảnh): tùy thuộc vào từng quốc gia bạn mới cần phải có visa hoặc không. Ngoài ra, nếu bạn đi chuyến bay có quá cảnh tại sân bay của quốc gia nào đó, bạn cũng cần có thêm visa quá cảnh bên cạnh visa đến nước đó.
Hiện nay một số quốc gia miễn visa cho công dân Việt Nam như: Thái Lan, Singapore, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippin, Myanmar,… Đồng thời, Việt Nam miễn visa cho một số quốc gia: Singapore, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển,… Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về thủ tục xuất nhập cảnh. Chính vì thế trước khi đi du lịch nước ngoài, bạn cần tìm hiểu kỹ quy định xuất – nhập cảnh của nước đó, để mang theo giấy tờ cho phù hợp nhé. |
- Đối với trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của trẻ em phải được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
Đối với các bé dưới 14 tuổi, bố mẹ nhớ mang theo hộ chiếu, giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh khi đi máy bay nhé
3. Các loại giấy tờ trên phải đảm bảo các điều kiện gì?
Các loại giấy tờ cần mang theo khi đi máy bay cần phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
3.1. Còn hiệu lực theo thời hạn ghi trên giấy tờ
– Đối với giấy chứng minh nhân dân, có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ).
– Đối với giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của công an phường, xã nơi cư trú, có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận (căn cứ thời gian cấp lại giấy chứng minh nhân dân quy định tại Thông tư số 04/1999/TT-BCA(C13) ngày 29/04/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân).
3.2. Đóng dấu giáp lai
Các giấy tờ đi máy bay phải có ảnh đóng dấu giáp lai. Trừ các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, giấy chứng sinh của trẻ em, thẻ kiểm soát an ninh, thẻ nhận dạng của các hãng hàng không.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn đừng quên lên website hoặc app để kiểm tra tình trạng chuyến bay của mình nhé
4. Những thắc mắc thường gặp về giấy tờ khi đi máy bay
Sau đây là một số thắc mắc thường gặp đối với quy định về giấy tờ khi đi máy bay và đáp án:
4.1. Người cao tuổi, phụ nữ mang thai đi máy bay cần giấy tờ gì?
Đối với hành khách cao tuổi, phụ nữ mang thai, bên cạnh những giấy tờ cần thiết cho chặng bay nội địa – quốc tế như vé máy bay, CMND/ CCCD, Visa… bạn còn cần mang theo giấy miễn trừ trách nhiệm và giấy xác nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn về an toàn bay.
4.2. Người nước ngoài đi chặng nội địa tại Việt Nam cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Hành khách mang quốc tịch nước ngoài khi bay nội địa tại Việt Nam cần có các giấy tờ: hộ chiếu hoặc công hàm của các cơ quan ngoại giao, lãnh sự xác nhận nhân thân có dán ảnh của hành khách, dấu giáp lai.
4.3. Đi máy bay nội địa cần giấy tờ gì trong mùa dịch?
Khi đi máy bay nội địa trong mùa dịch, bên cạnh mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, bạn còn cần khai báo y tế trước khi bay cũng như tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng dịch
Trên đây là một số quy định và điều kiện về vé máy bay, hành lý của hãng hàng không VietJet Air. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho hành trình bay sắp tới.
Vui lòng liên hệ SONGLINH TOURS qua hotline 02462681888 để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn đặt vé nhanh chóng, hiệu quả nhất.